DI SẢN VĂN HÓA BIỂN VIỆT NAM TỪ NHỮNG CON TÀU ĐẮM

#Câu_chuyện_lịch_sử
[DI SẢN VĂN HÓA BIỂN VIỆT NAM TỪ NHỮNG CON TÀU ĐẮM]
...Ngành khảo cổ học dưới nước ở Việt Nam bắt đầu vào năm 1990, sau sự kiện khai quật di tích tàu cổ Hòn Cau thế kỷ 17 ở vùng biển gần kể đảo Hòn Cau, Bà Rịa, Vũng Tàu. Đến nay Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã trực tiếp khai quật, phối hợp khai quật 7 con tàu đắm và thu thập được hàng trăm nghìn hiện vật quý.
    Những thành quả đáng chú ý trong khai quật các con tàu đắm ở Việt Nam là tàu cổ Châu Tân thế kỷ 8-9, 5 tàu cổ ở quần đảo Phú Quốc thế kỷ 12-15, tàu cổ Bình Châu thế kỷ 13-14, tàu cổ Quảng Ngãi và Hà Ra thế kỷ 13-14, tàu cổ Cù Lao Chàm thế kỷ 15, tàu cổ Hòn Dầm thế kỷ 15, tàu cổ Bình Thuận thế kỷ 16-17, tàu cổ Hòn Cau và tàu cổ Cà Mau I thế kỷ 17… Ngoài ra còn khai quật được nhiều hiện vật trên tàu Cà Mau II chở đồ gốm sứ của Trung Quốc thế kỷ 14, tàu cổ Vũng Tàu chở đồ gốm sứ De Pole từ Paris - Pháp thế kỷ 19-20. Những con tàu cổ này phần lớn là các thương thuyền trên hành trình giữa Châu Á và Châu Âu trong giai đoạn từ thế kỷ 8 đến đầu thế kỷ 20. Các nhà khảo cổ đã phát hiện được đồ gốm sứ và hàng hóa có xuất sứ từ Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Pháp; các đồ dùng sinh hoạt trên thuyền; tiền tệ Ả Rập; đồ thủy tinh… Từ những mẫu vật khai quật được, chúng ta có thể thấy Việt Nam giữ vị trí quan trọng ở Châu Á trong thời kì hoàng kim của con đường tơ lụa trên biển…
…Đến nay, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã, đang khai quật và phối hợp khai quật 7 con tàu cổ như: Hòn Cau (Bà Rịa - Vũng Tàu), Hòn Dầm (Kiên Giang), Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Cà Mau (Cà Mau), Bình Thuận (Bình Thuận), Bình Châu (Quảng Ngãi), Dung Quất (Quảng Ngãi). Kết quả nghiên cứu khai quật đã xác định quy mô kích thước, kỹ thuật làm nên những con tàu này, và đây là những con tàu chở hàng hoá gốm sứ của Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan… Đặc biệt trong cuộc khai quật tàu cổ Cù Lao Chàm đã thu được một số lượng lớn đồ gốm Việt Nam có nguồn gốc từ Chu Đậu (Hải Dương) và Thăng Long (Hà Nội), phần nào cho thấy vị trí, vai trò của Việt Nam trong lịch sử giao thương quốc tế thời Cổ - Trung đại, trong đó mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam là đồ gốm…
Tiến sĩ Nguyễn Văn Cường – Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia
–––––––––––––––––––––
    Nhằm giúp công chúng trong và ngoài nước tiếp cận, thưởng lãm một cách đầy đủ về sưu tập hiện vật đặc biệt được khai quật từ những con tàu đắm, Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức trưng bày chuyên đề: "Bí mật đại dương từ những con tàu cổ", giới thiệu tới công chúng hơn 500 hiện vật có niên đại từ thế kỷ 15-18 được tuyển chọn trong bộ sưu tập di sản gốm sứ từ các con tàu đắm mà Bảo tàng Lịch sử quốc gia đang lưu giữ và bảo quản. Trưng bày gồm 4 nội dung chính: Biển Việt Nam và thương mại đường biển; Đồ gốm thương mại Việt Nam; Con đường tơ lụa trên biển và Những con tàu được khai quật từ đáy biển Việt Nam.
Trưng bày sẽ mở cửa đón khách tham quan từ 18/1/2019 đến 18/5/2019.
Toàn văn bài viết của TS. Nguyễn Văn Cường: http://baotanglichsu.vn/…/di-san-van-hoa-bien-viet-nam-tu-c…

No photo description available.Image may contain: indoorNo photo description available.

Post a Comment

Previous Post Next Post