Cổ tục thờ Thần Táo có tự bao giờ?

#Tết_Kỷ_Hợi_2019
[THẦN TÍCH TÁO QUÂN]

Cổ tục thờ Thần Táo có tự bao giờ?

Táo Việt có giống Táo Tàu?
Vì sao người Tàu tế Táo Quân vào mùa hạ còn người Việt mình lại tế Ông Táo tháng Chạp ngày Hăm Ba?
    Táo Quân là vị thần mà người ta tin rằng làm 2 nhiệm vụ chính dưới hạ giới:
    Một là, coi chừng việc bếp núc, củi lửa không để xảy ra hỏa hoạn - hàm nghĩa che chở
    Hai là, ghi chép mọi diễn biến suốt năm trong gia đình rồi mang sớ về Trời báo cáo với Thiên triều, qua đó nhờ Trời phù hộ cho cuộc sống vui tươi, bớt khổ.
    Việc thờ Thần Táo xưa không vượt qua thời kì con người còn sống theo lối du mục - sớm nhất cũng chỉ từ giai đoạn ta bắt đầu định cư, trồng lúa nước, nuôi gia súc, biết nấu nướng hay là an cư lạc nghiệp. Các loại phương tiện để kê nấu như cà ràn (còn gọi là cà ràng)… được xem như một sự hóa thân của vị thần - Thần Bếp mà ta vẫn gọi là Ông Táo. Các vật dụng kê nấu xưa có 3 mỏm, cấu trúc theo thế chân vạc để đỡ nồi đựng thức ăn nên dân gian đặt ra sự tích khá ly kì để giải thích mà chúng ta đã biết qua câu chuyện “Sự tích Táo Quân”. Mà người xưa cũng có thơ:
Thế gian một vợ một chồng
Nào như vua Bếp, hai ông một bà!

    Tục thờ Táo Quân của ông cha ta bị ảnh hưởng từ phương Bắc, nhưng điểm đặc biệt đáng ghi nhận là từ ngày xưa, ông bà ta đã sớm tỏ ra tinh thần bất khuất, thờ Táo nhưng không chịu công nhận Táo là một ôn vua của Tàu, mà Táo (Việt Nam) là người dân bình thường, chân chất vẹn nghĩa, vẹn tình nên ai cũng xem ông Táo là vị thần thân thương riêng của nhà mình. Thờ để nhắc nhở ân nghĩa thủy chung, cư xử cho trọn đạo vợ chồng, để mỗi năm Táo về Trời dâng sớ, Ngọc Hoàng khen ngợi, ban thêm ân đức cho gia đình. Tục thờ Táo Quân ngày xưa khá bài bản: Trước 23 tháng Chạp, người ta đến hàng vàng mã mua hai cái mũ nam, một cái mũ nữ và một hoặc ba con cá chép (dùng cho Táo cưỡi - cá chép sẽ “vượt vũ môn” hóa rồng bay về trời) để thay thế những vật dụng đã hư cũ - đem đốt - đồng thời thay luôn mấy Ông Táo (cà ràn) cũ đã sứt mẻ - không dám hủy hoại mà trân trọng gửi ở bụi tre hoặc một gốc cây nào đó sau vườn (mà về sau dần dần đơn giản bớt hoặc bỏ hẳn). Mọi lễ vật đã sắm đủ, nhưng duy có một điều mà cho đến nay Táo vẫn còn phiền là không ai lo được cho Táo cái quần để mặc. Thơ xưa vì thế cũng có bài:
Năm, ba Ông Táo dạo chơi xuân,
Đội mũ, mang hia chẳng mặc quần.
Thượng đế hỏi rằng: “Sao chướng vậy?”
Táo rằng: “Hạ giới nó duy tân”.

    Hiện nay ở nông thôn, người ta vẫ giữ cổ lệ, làm gà, cúng “ Hăm Ba tháng Chạp Táo Quân về Trời” rất đàng hoàng, thành kính. Thống nhất ngày này sở dĩ nó được xem như ngày hội nghị thường kì của thượng giới, tạo điều kiện cho Táo quân tranh thủ kịp trở về dân gian ăn Tết cùng gia đình. Cổ lệ này cũng giống như lễ tảo mộ của ông bà ta, không làm lễ “Thanh minh trong tiết tháng ba” như người Tàu mà mạnh dạn dời đến tháng Chạp khoảng từ ngày rằm đến ngày hai mươi. Mồ mả nào cũng làm đoàng hoàng, chu đáo để Ông Táo kịp viết sớ, không tâu nói việc bất hiếu. Người Việt không tổ chức ăn nhậu với người quá cố tại mồ mả như người Tàu, Người Việt hiểu ông bà của mình không nằm ngoài đồng lạnh lẽo mà đang ở trong nhà với con cháu, ngay trên bàn thờ- một trong những cách suy nghĩ hết sức độc đáo. Tục ngữ có câu “ sống vì mồ mả, không sống vì bát cơm” vì vậy vấn đề mồ mả với ta rất hệ trọng, không ai dám thờ ơ, nhất là trong những ngày gần Tết.
    Cũng như vậy, việc xây dựng một truyền thuyết ông Táo cho riêng mình chứng tỏ tiền nhân ta đã có một ý niệm về quyền tự chủ dân tộc thâm thúy.
Image may contain: food
Ảnh: Cái cà ràn (Ông Táo)

Post a Comment

Previous Post Next Post